Đón trẻ, thể dục sáng
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Đón trẻ, thể dục sáng
|
- Trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, gắn đúng kí hiệu, cất đồ dùng gọn gàng. Trẻ biết tập đúng các động tác tay, lườn, chân, bật theo nhịp bài hát.
- Rèn trẻ đến trường chào cô, tạm biệt người đưa đến trường, vui vẻ, chơi đồ chơi cùng bạn. Rèn kỹ năng tập đúng động tác theo lời bài hát và có thói quen tắm nắng giúp cho cơ và xương phát triển tốt, làm cơ thể lớn lên và khỏe mạnh.
- Trẻ hứng thú vui chơi và phấn khởi khi đến lớp. Trẻ say mê tập thể dục buổi sáng, vui vẻ.
|
- Vệ sinh phòng học sạch sẽ, thoáng mát, thái độ niềm nở.
- Sân tập sạch sẽ, xắc xô, các động tác thể dục, kiểm tra sức khỏe trẻ.
|
* Đón trẻ:
- Cô đón trẻ ân cần niềm nở, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà, ở lớp. Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và chuyển ký hiệu bé đến trường.
* Thể dục sáng:
1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy về 3 hàng, dãn hàng.
2. Trọng động: Cho trẻ tập các động tác theo nhịp bài hát. ”Mầm non mừng hội”
- Hô hấp: Hít vào và thở ra
+ ĐT tay: 2 tay đưa cao, ra phía trước.
+ ĐT bụng: Hai tay chống hông quay người sang trái, sang phải.
+ ĐT chân: Đưa 1 chân ra phía trước
+ Đt bật: Bật tại chỗ.
Vận động bài “Boom boom”
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhịp bài hát”Vui đến trường”
|
Trò chuyện
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Trò chuyện
(MT48)
|
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về các nhóm thực phẩm đối với cơ thể con người, trẻ biết cần phải ăn uống đầy đủ chất và hợp lý các chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển tốt, biết mình được sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ, cô giáo.
- Rèn trẻ nói được tên các nhóm thực phẩm và tác dụng của nó, biết so sánh 1 số thực phẩm có các chất dinh dưỡng khác nhau và trả lời mạch lạc các câu hỏi của cô, diễn đạt tốt ý kiến của mình.
- Trẻ hứng thú khi trò chuyện cùng cô về các chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển tốt: ăn hoa quả, thịt, rau, trứng.. biết bảo vệ môi trường giúp không khí trong lành để cơ thể khoẻ mạnh.
|
- Lớp học gọn gàng ngăn nắp được trang trí nhiều tranh ảnh theo chủ đề câu hỏi đàm thoại.
|
* Dự kiến nội dung trò chuyện
- Tôi sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên.
- Sự yêu thương và chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường.
- Dinh dưỡng cần cho bé, một số cách giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- Một số biểu hiện ốm đau, giáo dục trẻ biết giữ gìn VS cơ thể....
- Môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
- Đồ dùng, đồ chơi và chơi hòa đồng với bạn bè.
|
Hoạt động học
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Văn học:
Thơ: Tâm sự cái mũi
(MT57)
|
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung, đọc thuộc thơ.
- Rèn trẻ đoc to, rõ ràng, đúng âm điệu, vần điệu của bài thơ, thể hiện giọng đọc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ hăng hái đọc thơ và biết bảo vệ cái mũi và luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
|
- Tranh thơ, dối (video): Lời chào
|
1.Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: “Cái mũi"
2. Trọng tâm: Dạy thơ: "Tâm sự cái mũi"
+ Cô đọc thơ một lần diễn cảm, hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả.
+ Cô đọc lần 2 kết hợp chỉ tranh cho trẻ xem và giảng nội dung.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
Bài thơ nói về cái gì các con? Cái mũi nằm ở đâu?
- Mũi để làm gì? Trong bài thơ những câu nào nói lên tác dụng của cái mũi ?
- “Ngạt ngào” là nói về một mùi hương rất là thơm đấy
.- Để giữ cho mũi luôn sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì?
+ Cháu học tập được gì qua bài thơ?
- Lần 3: Kết hợp mô hình ( rối)
Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 1-2 lần.
- Chia tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. Cô chú ý sửa sai, động viên khen trẻ kịp thời.
- Sau khi trẻ thuộc bài thơ cô cho trẻ đọc nâng cao, đọc kết hợp gõ đệm, đọc nối…
- Giáo dục trẻ bảo vệ chiếc mũi .....
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe để kết thúc tiết học.
3. Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ và ra ngoài
|
Hoạt động ngoài trời
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
- HĐCMĐ: Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ mắt.
- TC: “Rung chuông vàng”
(MT11)
|
- Nhận biết được chức năng của mắt là để nhìn, biết một số hành động đúng để bảo vệ mắt. Biết cách chơi trò chơi, chọn được hành động đúng, hành động sai để bảo vệ mắt.
- Rèn cho trẻ 1 số kỹ năng bảo vệ mắt. Kỹ năng chọn hành động đúng, hành động sai để bảo vệ mắt.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động. Yêu quý đôi mắt, có những hành động đúng để bảo vệ mắt.
|
- Nhạc bài hát “Đôi mắt xinh”
- Video; Một số hình ảnh đúng, hình ảnh sai đối với mắt.
- Nhạc chơi trò chơi.
|
1. Trò chơi: Hãy làm theo yêu cầu
- Cách chơi: Các con hãy lắng nghe yêu cầu của cô đưa ra và chúng ta hãy làm đúng yêu cầu của cô.
VD: Hãy chớp đôi mắt là hãy chớp đôi mắt.
- Luật chơi: Ai làm không đúng yêu cầu của cô ra ngoài 1 lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
2. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ mắt.
+ Các con vừa được chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi đó liên quan đến bộ phận nào trên cơ thể?
- Cô giới thiệu và cho trẻ xem 1 đoạn video kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt?
+ Sau khi xem xong đoạn video các con có cảm nghĩ gì?
+ Theo các con mắt có quan trọng không? Vì sao?
+ Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ mắt?
- Cô giới thiệu và cho trẻ chơi trò chơi.
* Trò chơi: Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Rung chuông vàng”
+ Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội, nhiệm vụ các đội là lắng nghe câu hỏi cô đưa sau 1 thời gian suy nghĩ các đội phải lựa chọn phương án trả đúng.
+ Luật chơi: Đội nào trả lời đúng đáp án dành được 1 bông hoa điểm 10, trả lời sai sẽ không được bông hoa điểm 10. Sau khi trò chơi kết thúc đội nào giành được nhiều bông hoa điểm 10 là đội đó giành chiến thắng.
- Câu hỏi 1: Khi các con ngồi xem ti vi khoảng cách như thế nào là đúng?
+ Đáp án 1: 1m.
+ Đáp án 2: Tối thiểu là 3m (Đáp án đúng)
- Câu hỏi số 2: Khi ngồi học bài các con phải ngồi học như thế nào là đúng?
+ Đáp án 1: Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và mắt cách trang sách ( mặt bàn) 30cm (hoặc ít nhất bằng 1 khuỷu tay của trẻ). (Đáp án đúng)
+ Đáp án 2: Ngồi cong lưng, cúi sát xuống sách, mặt bàn.
- Câu hỏi số 3: Để giúp mắt luôn sáng và khỏe mạnh các con cần ăn uống như thế nào?
+ Đáp án 1: Ăn uống đầy đủ đa dạng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng nhất là thực phẩm giàu vitamin A (Đáp án đúng)
+ Đáp án 2: Ăn theo sở thích của bản thân.
- Câu hỏi số 4: Để bảo vệ mắt các con cần làm gì?
+ Đáp án 1: Dùng tay rụi vào mắt.
+ Đáp án 2: Không chơi và nghịch các vật sắc nhọn, không rụi tay vào mắt, không đụng, đập vào mắt. (Đáp án đúng)
* Trò chơi 2: Chọn hành động đúng - sai để bảo vệ mắt.
+ Cách chơi: Cô đưa ra 1 số bức tranh mô phỏng hành động đúng – sai trong việc bảo vệ mắt. Nhiệm vụ của các con là dán hình khuôn mặt cười vào những hành động đúng, dán hình khuôn mặt buồn vào hành động sai.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Kết thúc cô hỏi lại trẻ và chốt lại nội dung bài học, cùng trẻ hát bài “Đôi mắt xinh”
3. Chơi tự chọn: Cô giới thiệu đồ chơi, trẻ tự chọn đồ chơi tự chơi cô bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần.
|
Hoạt động chơi góc
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Hoạt động chơi góc
|
- Trẻ biết tên góc chơi, biết vai chơi, biết chơi theo chủ đề, chơi đúng góc chơi và vai chơi của mình.
- Rèn trẻ phân vai chơi, giao tiếp mạch lạc trong vai chơi, liên kết các góc chơi với nhau, thể hiện tốt vai chơi của mình, thỏa thuận với bạn khi muốn đổi góc chơi.
- Trẻ hứng thú chơi, chơi đoàn kết với bạn bè, liên kết các góc chơi với nhau.
|
- Đồ dùng đồ chơi trong các góc :
+ Góc xây dựng: Các khối gỗ, nhựa, hàng rào, cây, thảm cỏ, đồ chơi xếp hình, cây hoa,...
+ Góc phân vai : Bộ nấu ăn, bán hàng, các loại nước uống...
+ Góc học tập : Bút màu, giấy màu, đất nặn, bút chì, giấy báo cũ, hồ dán, các câu chuyện, bài thơ có nội dung về chủ đề.
+ Góc âm nhạc: Xắc xô, thanh gõ, khăn, hoa múa...
+ Góc thiên nhiên: cây cảnh, bình tưới cây, chậu đựng đất, hạt rau cải...
+ Góc steam: lá, hộp, hạt, bìa cốc, màu, tượng.
|
1. Trò chuyện:
- Cô cùng trẻ hát bài hát” Trường của cháu đây là trường Mầm Non” trò chuyện cùng trẻ về chủ đề trường Mầm Non.
- Trò chuyện cùng trẻ về các góc chơi, đồ chơi.
+ Muốn chơi ở các góc chơi các con phải làm gì nhỉ?
+ Khi chơi chúng mình chơi ntn?
+ Khi chơi muốn đổi góc chơi cho bạn chúng mình phải làm gì?
Giáo dục trẻ: Chơi phải chơi đoàn kết, không được quăng ném đồ chơi...
2.Trẻ về góc chơi:
- Cho trẻ lấy ký hiệu gắn vào góc chơi (giáo dục trẻ trong khi chơi)
- Trẻ chơi: cô quan sát, hướng dẫn, gợi ý cho trẻ thể hiện đúng vai chơi trong các góc theo chủ đề ( nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi )
+ Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non, lớp học, sân chơi, đồ chơi + Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát về bản thân. Trang trí váy cho bé, xé dán hoa tua, vẽ bánh sinh nhật, nặn tháp chóp.....
+ Góc học tập: Trẻ xác định được phía phải, phía trái của bản thân, phân biệt hình vuông với hình chữ nhật, so sánh chiều dài của 3 đối tượng......
+ Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng...
+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây góc thiên nhiên, in hình trên cát, đo cát, đong nước
+ Góc steam: Cô cho trẻ tô tượng, pha các loại màu nước...
3. Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát : Hết giờ rồi.
|
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Ăn, ngủ, vệ sinh
|
1. Giờ ăn:
- Tạo không khí vui cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, giáo dục trẻ biết ăn uống văn minh, lịch sự, an toàn và hợp vệ sinh.
- Rèn trẻ thành thạo các kỹ năng xúc cơm gọn gàng, nhặt cơm vãi vào đĩa, ăn không nói chuyện, hắt hơi, ho biết che miệng.
- Trẻ vui vẻ ăn cơm và ăn hết xuất.
2. Giờ ngủ:
- Tạo cảm giác cho trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc và ngủ đủ giấc.
- Rèn trẻ ngủ ngoan không nói chuyện riêng, ngủ đủ tiếng.
- Trẻ ngủ ngon giấc, thức dậy với tinh thần thoải mái.
3. Giờ vệ sinh:
- Hướng dẫn rửa tay, lau miệng, xúc miệng, trẻ đi vệ sinh đúng cách, đúng nơi quy định.
- Rèn trẻ làm tốt năng tự phục vụ như: Rửa tay, lau mặt, xúc miệng, đi vệ sinh đúng nơi quy đinh.
- Trẻ phấn khởi khi biết tự phục vụ bản thân.
|
- Địa điểm tổ chức ăn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo diện tích, bố trí sắp xếp bàn ghế ăn hợp lý, đảm bảo an toàn, có đủ đồ dùng phục vụ cho giờ ăn, đảm bảo vệ sinh, an toàn, có dư thìa bát cho trẻ. Có bát thìa riêng để giáo viên nếm thức ăn.
- Địa điểm ngủ sạch sẽ, thoáng ấm, có đầy đủ chăn chiếu cho trẻ, nhạc nhẹ.
- Nhà vệ sinh sạch sẽ, khô dáo. Có đủ đồ dng phục vụ cho uống nước lau mặt, xà phòng rửa tay, khăn lau tay.
|
1. Ăn:
- Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong ngày
- Giáo dục văn hóa ăn uống văn minh.
- Cô nhắc trẻ khi ăn không được nói chuyện cơm vãi nhặt vào đĩa.
- Bao quát sử lý tình huống kịp thời, động viên trẻ ăn hết xuất.
2.Ngủ
- Cô bật nhạc hát ru nhẹ nhàng cho trẻ ngủ, chú ý chăm sóc trẻ khó ngủ.
3. Vệ sinh
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Hướng dẫn trẻ các thói quen giữ gìn vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ.
- Ăn xong nhớ rửa mặt và uống nước trước khi đi ngủ.
|
Hoạt động chiều
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
- TC: Mông rơi
- Steam pha nước cam
|
- Trẻ biết cách pha nước cam.
- S (Khoa học): Trẻ nhận biết quả cam, công dụng, tính chất..
- T ( Công nghệ): VLDC sử dụng vào tiết học (Cốc, thìa, đường, khay …)
- E (Kỹ thuật): Quy trình thực nghiệm, kỹ thuật trong quá trình thực hiện.
- A (Nghệ thuật): Dự đoán kết quả, khéo léo …
- M ( Toán ): Vận dụng kiến thức số đếm, so sánh ….
- Rèn trẻ pha được nước cam theo quy trình các bước của cô.
+ Vận động thô: Bưng, bê, thả …
+Vận động tinh: Vắt cam, khuấy tan đường …
+ Kĩ năng sống:
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân
+ Kỹ năng đặt câu hỏi
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng làm việc nhóm …
- Trẻ thích thú khi được pha nước cam.
|
- 3 cốc, đường, nước, cam(chanh), thìa, nhóm chơi bày sẵn.
|
1/ TC: Tìm cốc
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cho trẻ chơi. Nx khen trẻ
2/ Steam pha nước cam
Bước 1. Gắn kết- thu hút
- Trò chuyện về nước bổ dưỡng mùa hè…
Bước 2. Khám phá- khảo sát
* Khám phá: : Quả cam là gì?
- Cho trẻ quan sát quả cam, sờ, ngửi, nếm quả cam và đoán”
+ Con biết quả gì đây? Quả cam có màu gì? Vị gì?
+ Quả cam có lợi ích gì? Dùng để làm gì?
Nội dung
Số lượng
Ghi chú
Quả cam
1 Quả
Đường
1 Chai
Có kí hiệu trên chai
Cốc thủy tinh
2 Cái
Thìa
2 Cái
khay
1 Cái
Khăn lau
1 Cái
* Làm thí nghiệm:
Bước 1: Cắt đôi quả cam.
Bước 2:Vắt nước cam vào cốc 1 và cốc 2 bằng 2 tay.
Bước 3: Lấy thìa vớt bỏ hạt cam ra đĩa.
Bước 4: Cho 3 thìa đường vào cốc nước cam số 2 và khuấy tan.
- Các con dự đoán xem điều gì xảy ra ở bước 4 này?
-> Kết quả ở bước 4 sẽ như thế nào thì cô mời các con tự khám phá, thí nghiệm, quan sát, ghi nhận và cho cô biết kết quả nhé.
* Trẻ làm thí nghiệm
- Giáo viên phát khay vật liệu dụng cụ cho trẻ.
- Cho trẻ nhắc lại các bước pha chế nước cam.
- Pha chế, quan sát, ghi nhận kết quả ở bước 4.
- So sánh kết quả nước cam ở cố số 1 và cốc số 2.
Bước 3. Giải thích
=>Quả cam có màu vàng, vỏ sần sùi, múi cam có rất nhiều tép và mọng nước, có vị chua. Quả cam được các bác nông dân trồng trọt và chăm sóc.
- Nước cam ở cốc số 1 có vị chua vì là nước cam nguyên chất.
- Nước cam ở cốc số 2 có vị chua chua ngọt ngọt vì đường có vị ngọt.
Bước 4: Củng cố
- Chia lớp thành 3 nhóm, bình chọn nhóm trưởng, chia khu vực hoạt động, hướng dẫn trẻ làm-thực hiện.
- Cô quan sát trẻ làm, hướng dẫn trẻ làm.
- Cô chốt lại: - Nước cam ở cốc số 1 có vị chua vì là nước cam nguyên chất. Nước cam ở cốc số 2 có vị chua chua ngọt ngọt vì đường có vị ngọt.
Bước 5. Đánh giá
- Trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Cô cho trẻ thuyết trình, tự đánh giá nhận xét kết quả của nhóm mình.
- Cô đánh giá, nhận xét từng nhóm. Cô khen trẻ kịp thời
3. Chơi tự chọn : Cô hướng dẫn trẻ vào góc chơi, cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi
|
Nêu gương cuối ngày
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Nêu gương cuối ngày
|
- Trẻ biết được các tiêu chuẩn trong 1 ngày, ý nghĩa của việc tặng cờ cuối ngày.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng nhận xét bạn, nhận xét mình về những việc làm tốt và chưa làm tốt.
- Trẻ vui vẻ múa hát, biết học và thực hiện tốt nề nếp
|
- Cờ cho trẻ, các câu hỏi
|
1. Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài “Hoa bé ngoan” Hỏi trẻ tên bài hát. Hoặc cho trẻ chơi 1 trò chơi nào đó.
2. Nêu gương.
- Cô mời một số trẻ nên nhận xét trong ngày bạn nào ngoan. Cô củng cố: Tặng cờ lần 1.
- Cô tặng cờ trẻ ngoan. Cho trẻ nhận xét những bạn chưa ngoan. Cô củng cố: Tặng cờ lần 2.
- Cô mời những trẻ chưa ngoan nhắc nhở trẻ động viên khuyến khích tặng cờ trẻ.
- GD trẻ chăm ngoan biết vâng lời cô giáo và bố mẹ, chơi ĐK với bạn.
3. Kết thúc: Cô cho trẻ chơi trò chơi: Uống sữa, làm nước bổ dưỡng, mưa to-mưa nhỏ....
|
Vệ sinh trả trẻ
|
Hoạt động
|
Mục đích
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến hành
|
Vệ sinh trả trẻ
|
- Trẻ được rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch trước khi ra về .
- Rèn các thao tác rửa mặt và tay, rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữu gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ không nghịch đất cát
|
- Vòi nước vừa tầm tay của trẻ, chậu đựng khăn sạch, khăn bẩn và xà phòng thơm, khăn khô để lau tay.
|
1. Trò chuyện:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về cách vệ sinh cá nhân sau khi chơi, khi tay bẩn và trước khi ăn cơm...
2 . Trẻ vệ sinh cá nhân.
- Cô thực hiện các thao tác cho trẻ quan sát kết hợp lời giả thích
- Mời lần lượt gọi từng trẻ lên rửa tay, rửa mặt cho đến hết.
=> Khi trẻ rửa xong cô cho trẻ vào lớp ngồi chuẩn bị cho trẻ nêu gương cuối ngày.
3. Trả trẻ:
- Sau nêu gương cuối ngày cho trẻ hát những bài hát trong chủ đề
- Hết giờ trẻ lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cô cho trẻ ngồi thành 3 tổ, khi có bạn nào về cô sẽ dắt bạn đó ra và trả cho phụ huynh ( phụ huynh sẽ được sát khuẩn trước khi nhận trẻ).
- Cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và học tập của trẻ ( Đối với những trẻ đặc biệt trong ngày)
- Thu dọn đồ dùng của lớp.
|
Đánh giá/ Nhận xét
|
|
Chỉnh sửa
|
|
|
|
|
|